Hướng dẫn sục bình nóng lạnh đơn giản tại nhà

Sục bình nóng lạnh là việc làm rất cần thiết giúp làm tăng độ bền của thiết bị, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho gia đình bạn trong quá trình sử dụng. Bài viết dưới đây, Siêu thị thiết bị vệ sinh Seabig – Showroom bình nóng lạnh Ariston Seabig sẽ “Hướng dẫn sục bình nóng lạnh đơn giản tại nhà”. Hãy cùng tham khảo nhé!

 

Hướng dẫn sục bình nóng lạnh đơn giản tại nhà

1. Khi nên sục bình nóng lạnh?

Máy nước nóng lạnh cần được sục và vệ sinh tối thiểu 2 năm 1 lần. Bởi chúng hoạt động với cơ chế đốt nóng thanh nhiệt để làm nóng nước trong bình. Trong quá trình làm nóng nước đó, bình sẽ tạo ra các cặn vôi, tạp chất bẩn và bám lại trong bình. Nếu để lâu ngày các cặn bám thành bình có thể làm cho bình bị han gỉ. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng rò rỉ nước ở bình nóng lạnh, thậm chí là rò rỉ điện tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Thời gian sục bình nước nóng lạnh cũng thay đổi theo chất lượng nguồn nước. Nếu bạn sử dụng nguồn nước không đảm bảo, có nguy cơ chứa nhiều tạp chất như nước đá vôi, nước giếng khoan, thì thời gian này có thể được rút ngắn hơn.

Ngoài ra, nếu có hiện tượng nước chảy ra có màu đục hoặc thời gian làm nóng nước lâu hơn trước, bạn cũng nên tiến hành kiểm tra vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị.

2. Các bước bảo dưỡng và sục bình nóng lạnh

Việc vệ sinh, súc rửa bình nóng lạnh tương đối đơn giản. Do đó, bạn có thể tự mình tiến hành theo những bước sau đây:

Bước 1: Vệ sinh Rơ-le bình nóng lạnh

Tháo Rơ-le điều chỉnh nhiệt độ của máy ra khỏi bình nóng lạnh, sau đó, làm sạch toàn bộ các rắc cắm ở Rơ-le và các rắc cắm chân sợi đốt, để đảm bảo khi cắm chắc chắn không có tia lửa điện và hiện tượng chập, cháy nổ, gây nguy hiểm cho người dùng.

Bước 2: Xả nước trong bình

Mở gioăng mặt bình nóng lạnh ra, xả hết nước trong bình và tháo thanh đốt. Xả nước sạch vào ruột bình nóng lạnh. Sục bình cho đến khi nước đổ ra không còn đen và trong ruột bình không còn cặn bám dính.

Đối với thanh đốt, bạn cần vệ sinh bằng nước tẩy cặn chuyên dụng. Thanh đốt cần làm tan sạch cặn Canxi bám vào thanh đốt, nếu thanh đốt có dấu hiệu đen hoặc không thể làm sạch được cặn bẩn thì bạn nên thay thanh đốt mới (trường hợp này thường xảy ra ở những chiếc bình nóng lạnh được sản xuất từ lâu và thanh đốt được làm bằng chất liệu inox thông thường).

Bước 3 Vệ sinh thanh Magie

Kiểm tra thanh Magie (thanh tẩy cặn) xem có hao mòn không. Nếu thanh đã hao mòn trên 60% so với hình dáng ban đầu bạn nên thay một thanh magie mới.

Trong trường hợp thanh Magie không được thay thế khi hỏng hóc, chúng có thể phản ứng với các kim loại trong bình và gây ăn mòn vỏ bình, gây ra sự cố rò rỉ điện, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Bước 4: Vệ sinh vỏ bình nóng lạnh

Dùng khăn mềm, khô nước bắn và vết bẩn trên vỏ bình hạn chế tình trạng các vết ố này lâu ngày gây han gỉ. Lau khô dây kết nối điện nếu bị dính nước trong quá trình vệ sinh để đảm bảo an toàn khi cắm toàn.

Bước 5 Lắp ráp lại bình nóng lạnh

Sau khi vệ sinh và bảo dưỡng bình nóng lạnh xong, hãy lắp ráp lại các chi tiết của bình nóng lạnh đầy đủ và đúng quy trình. Đồng thời, bạn hãy kiểm tra các khớp nối và gioăng.

Ngay lúc này, bạn chưa nên cắm điện vội mà hãy mở van nước nóng ra để xả khí trong bình. Đồng thời mở van cấp nước lạnh vào máy để nước được chảy ra ở van nước nóng. Nếu thấy nước đã chảy thành dòng và không còn bọt khí nữa bạn hãy đóng van nước nóng lạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

08 8838 8838